Địa Lư Biển Đông
Home ] HoaKỳ TuầnTra Biển Đông ] TàuCộng KhóThắng Biển Đông ] TrungCộng GiởTṛ ĂnCướp Dầu ] Tham-Luận Biển Đông ] Sơ-Đồ Cho Ngư-Dân ] CSVN KhôngBảoVệ BiểnĐảo ] MấtBiển MấtNước ] Chinese Landmen ] CôngỨơcLHQ-UNCLOS1982 ] Luật Biển VN ] TàiLiệu PhápLư ] BảnĐồ ThuyếtTŕnh 2012 ] BảnĐồChiếnLươc ThămḌDầuKhí ] Nh́n BảnĐồ-Xem Vùng ĐQKT ] HảiĐồ Dâng Giặc ] ÂmMưu SửaLưỡiḄ&LuậtBiển ] ÂmMưu SửaLuậtBiển&Nhuốt HoàngSa ] Một KếSách Philippines ] TiếnTŕnh TranhĐấu Hải-Phận ] Tàu TrungCộng Cắt Cáp Tàu ThămḌ VN ] Biển Đông 74,000 năm trước ] ToanTính của TàuCộng ] Vùng Biển Sâu Cho Tương-Lai ] [ Hải-phận Cho Quốc-Gia Lào ] Dự-Án Song-Tử ] Bài HộiLuận-LS NguyễnThành ] Hội NghiênCứu Biển ĐNÁ ] Kiện HQ Trung-Cộng ] Bản-Đồ Bắc TrườngSa ] BảnĐồ MalaysiaViệtNam ] HướngVề ĐấtNước 30-4 ] RVN-CDWR-Main Body.pdf ] Hải-Đồ 1 Triệu km2 ] CôngƯớc LuậtBiển1982 Tiếng Việt ] BảnĐồ DiSản VNCH ] Nước Việt H́nh Chữ S ] ThaoMocHoangSaTruongSa.pdf ] Chương1-6 ] Chương7-11 ] Chương12-15 ] Chương16 Kết luận ] TiểuSử TácGiả ]

 

Hải-phận cho Quốc-gia Lào

            Là thân-hữu của những quốc-gia kẹt trong nội-địa (land-locked countries), Việt-Nam có dịp hăn-hữu đấu-tranh quyền-lợi biển cho nước Lào. Không những dân-tộc hiền-hoà này cần có đường ra biển, họ c̣n phải có cơ-hội như chúng ta cùng hưởng quyền-lợi khai-thác biển, tài-sản chung của loài người theo đúng Công-pháp Quốc-tế.

            Uy tín của Việt-Nam trên trường Quốc-tế v́ trợ-giúp nước Lào có thể gia-tăng. Đồng thời mănh-lực tranh-đấu cho chính chủ-quyền của Biển Việt-Nam cũng sẽ mạnh-mẽ thêm.  

Quốc gia không có biển cũng có quyền lợi theo Luât Biển UNCLOS

Theo UNCLOS, các quốc gia không có biển có quyền đi ra  biển và đi từ  biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được hưởng theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982, kể cả các quyền liên quan tới tự do trên biển cả và liên quan đến những lợi ích phát sinh từ chế độ di sản chung của nhân loại;

Các quốc gia không có biển thực hiện quyền đi ra biển thông qua những thoả thuận trực tiếp, phân khu vực hay khu vực với quốc gia láng giềng có biển  - được gọi là quốc gia quá cảnh; Quốc gia quá cảnh có quyền định ra mọi biện pháp cần thiết để đảm bảo rằng các quyền và các điều kiện thuận lợi được quy định trong Công ước v́ lợi ích của quốc gia không có  biển không hề dụng chạm đến các quyển lợi chính đáng của quốc gia quá cản.

Dưới đây là bản dịch và nguyên-văn phần tiếng Anh của Article 69. 

ĐIỀU 69. Quyền của các quốc gia không có biển

1. Một quốc gia không có biển có quyền tham gia, theo một thể thức công bằng, khai thác một phần thích hợp số dư các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển trong cùng một phân khu vực hoặc khu vực, có tính đến các đặc điểm kinh tế và địa lư thích đáng của tất cả các quốc gia hữu quan và theo đúng điều này và các Điều 61 và 62.

2. Các điều kiện và các thể thức của việc tham gia này được các quốc gia hữu quan ấn định thông qua thoả thuận tay đôi, phân khu vực hay khu vực, đặc biệt tính đến:

a) Sự cần thiết phải tránh mọi động tác có hại cho cộng đồng những người đánh bắt hoặc cho công nghiệp đánh bắt của các quốc gia ven biển;

b) Mức độ quốc gia không có biển, theo đúng điều này, tham gia hoặc có quyền tham gia, theo các thoả thuận tay đôi, phân phu vực hay khu vực hiện hành, vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển khác;

c) Mức độ các quốc gia không có biển khác hoặc các quốc gia bất lợi về địa lư tham gia vào việc khai thác các tài nguyên sinh vật của vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển và sự cần thiết tránh cho quốc gia ven biển nào đó hoặc cho khu vực nào đó của quốc gia này một gánh nặng đặc biệt;

d) Những nhu cầu thực phẩm của dân cư ở các quốc gia được xem xét.

3. Khi khả năng đánh bắt của một quốc gia ven biển cho phép một ḿnh quốc gia đó có thể đánh bắt được hầu như toàn bộ khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận, được ấn định cho việc khai thác các tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền về kinh tế của ḿnh th́ quốc gia đó và các quốc gia hữu quan khác hợp tác với nhau để kư kết các thoả thuận tay đôi, phân khu vực hoặc khu vực một cách công bằng cho phép các quốc gia đang phát triển không có biển trong cùng khu vực hay phân khu vực đó tham gia một cách thích hợp vào việc khai thác những tài nguyên sinh vật của các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển thuộc phân khu vực hay khu vực, có tính đến các hoàn cảnh và điều kiện thoả đáng đối với tất cả các bên. Để áp dụng điều quy định này, cũng cần tính đến các yếu tố đă nêu ở khoản 2.

4. Các quốc gia phát triển không có biển chỉ có quyền tham gia khai thác các tài nguyên sinh vật theo điều này, trong các vùng đặc quyền về kinh tế của các quốc gia ven biển phát triển ở trong cùng phân khu vực hay khu vực, có tính đến chừng mực mà quốc gia ven biển, khi cho các quốc gia khác vào khai thác tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế của ḿnh, đă xem xét sự cần thiết phải giảm đến mức tối thiểu những tác hại đối với cộng đồng những người đánh bắt cũng như những rối loạn kinh tế trong các quốc gia có công dân vẫn thường tiến hành việc đánh bắt trong vùng.

5. Các quy định nói trên được áp dụng không phương hại đến các thoả thuận được kư kết nếu có trong các phân khu vực hay khu vực, mà ở đó các quốc gia ven biển có thể dành cho các quốc gia không có biển ở cùng phân khu vực hay khu vực đó những quyền ngang nhau, hoặc ưu tiên để khai thác các tài nguyên sinh vật ở vùng đặc quyền về kinh tế của ḿnh. 

Article 69. Right of land-locked States

1. Land-locked States shall have the right to participate, on an  equitable basis, in the exploitation of an appropriate part of the  surplus of the living resources of the exclusive economic zones of  coastal States of the same subregion or region, taking into account  the relevant economic and geographical circumstances of all the  States concerned and in conformity with the provisions of this article  and of articles 61 and 62. 

 2. The terms and modalities of such participation shall be established  by the States concerned through bilateral, subregional or regional  agreements taking into account, inter alia: 

 (a) the need to avoid effects detrimental to fishing communities or  fishing industries of the coastal State; 

 (b) the extent to which the land-locked State, in accordance with the  provisions of this article, is participating or is entitled to  participate  under  existing bilateral, subregional  or  regional  agreements in the exploitation of living resources of the exclusive  economic zones of other coastal States; 

 (c) the extent to which other land-locked States and geographically  disadvantaged States are participating in the exploitation of the  living resources of the exclusive economic zone of the coastal State  and the consequent need to avoid a particular burden for any single  coastal State or a part of it; 

 (d) the nutritional needs of the populations of the respective States.

 3. When the harvesting capacity of a coastal State approaches a point  which would enable it to harvest the entire allowable catch of  the  living resources in its exclusive economic zone, the coastal State and  other States concerned shall co-operate in the establishment of  equitable arrangements on a bilateral, subregional or regional basis  to allow for participation of developing land-locked States of the  same subregion or region in the exploitation of the living resources  of the exclusive economic zones of coastal States of the subregion or  region, as may be appropriate in the circumstances and on terms  satisfactory to all parties. In the implementation of this provision  the factors mentioned in paragraph 2 shall also be taken into account. 

 4. Developed land-locked States shall, under the provisions of this  article, be entitled to participate in the exploitation of living re  sources only in the exclusive economic zones of developed coastal  States of the same subregion or region having regard to the extent to  which the coastal State, in giving access to other States to the  living resources of its exclusive economic zone, has taken into  account  the  need to minimize detrimental effects  on  fishing  communities and economic dislocation in States whose nationals have  habitually fished in the zone. 

 5. The above provisions are without prejudice to arrangements agreed  upon in subregions or regions where the coastal States may grant to  land-locked  States of the same subregion or region  equal  or  preferential rights for the exploitation of the living resources in  the exclusive economic zones.


Lào, Quốc gia không có biển

Trích theo sách: SỔ TAY PHÁP LƯ CHO NGƯỜI ĐI BIỂN. Tác giả: Tập thể tác giả, Luật sư, TS Hoàng Ngọc Giao chủ biên. Phát hành: Bộ Ngoại giao, Ban Biên giới, NXB Chính trị Quốc gia.

 

Các quốc gia không có biển là các quốc gia không có bờ biển. Hiện trên thế giới có 42 quốc gia không có bờ biển. Lào, nước láng giềng của nước ta, là quốc gia không có bờ biển.

Các quốc gia không có biển có quyền đi ra biển và đi từ biển vào để thực hiện các quyền mà những quốc gia này được hưởng theo Công ước Luật biển 1982 (quyền tự do trên biển cả, các quyền với vùng…), quyền có hạm đội treo cờ của nước ḿnh, được khai thác số cá thừa tại vùng đặc quyền về kinh tế của quốc gia ven biển theo thỏa thuận với quốc gia ven biển.

Thực hiện các quyền này, các quốc gia không có biển có quyền quá cảnh các quốc gia khác thông qua thỏa thuận với các quốc gia đó. Việc quá cảnh được thực hiện trên cơ sở bảo đảm quyền lợi của quốc gia không có biển và lợi ích chính đáng của quốc gia quá cảnh hữu quan.

Lào thực hiện quyền quá cảnh qua Việt Nam theo Hiệp ước năm 1959 giữa Lào và Nam Việt Nam, bảo đảm quyền tự do quá cảnh. Sau năm 1975, CHXHCN Việt Nam tạo điều kiện cho Lào quá cảnh qua cảng Đà Nẵng và cảng Cửa Ḷ. Ngoài ra, Việt Nam c̣n cho phép Lào đánh bắt lượng cá dư thừa trên vùng đặc quyền về kinh tế theo thỏa thuận giữa hai bên.

 

Nước Lào là một quốc-gia nằm giữa lục-địa không có biển.

 

Từ Vientiane, người ta có thể đi theo đường Vũng Áng ra Biển Đông, theo đường Hà-Nội ra Vịnh Bắc-Việt. Vientiane cũng có thể qua Bangkok để ra Vịnh Thái-Lan.

 

Các hành-lang giao-thông của Tiểu Vùng Kinh-Tế Sông Mê-Kông.

 

Các thị-trấn Savannakhet, Seno dùng Hành-Lang Đông-Tây để qua Đông-Hà, Đà-Nẵng ra Biển Đông, hay băng Thái-Lan qua thị-trấn Mawlayine của Myanmar ra Ấn-Độ-Dương.

Free Web Hosting