|
Xin giới-thiệu cùng Quư-Vị & Quư Bạn Website mới: http://biendongnama.net/
Nh́n Bản-đồ Biển Đông Xem 1 Triệu Cây-số Vuông Biển của Việt-Nam Sẽ C̣n Lại Bao Nhiêu? Vũ-Hữu-San 1 Triệu Cây-số Vuông Biển của Việt-Nam Tài-liệu chính-thức từ giới-chức cầm-quyền Việt-Nam viết như sau: Nước Việt-Nam (VN) giáp với Biển Đông ở hai phía Đông và Nam. Vùng biển Việt Nam là một phần Biển Đông.[1] - Bờ biển XE "Bờ biển" dài 3,260km, từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Như vậy cứ l000km2 th́ có l km bờ biển (trung b́nh của thế giới là 600km2 đất liền/1km bờ biển). - Biển có vùng nội thủy, lănh hải, vùng đặc-quyền kinh-tế XE "Đặc-quyền kinh-tế" và thềm lục-địa XE "Thềm lục-địa" với diện tích trên 1 triệu km2 (gấp 3 diện tích đất liền, 330,000km2). - Trong đó có 2 quần đảo Hoàng-Sa XE "Hoàng-Sa" , Trường-Sa và 2,577 đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành pḥng tuyến bảo vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển. - Có vị trí chiến lược quan trọng: nối liền Thái B́nh XE "Thái B́nh" Dương với Ấn Độ Dương, châu Á với châu Âu, châu Úc với Trung Đông. Giao lưu quốc tế thuận lợi, phát triển ngành biển. - Có khí hậu biển là vùng nhiệt đới tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển, tồn tại tốt. - Có tài nguyên sinh vật và khoáng sản phong phú, đa dạng, quư hiếm. - 26 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 42% diện-tích và 45% số dân cả nước. Khoảng từ 15.5 triệu người sống ở đới bờ, 16 vạn người ở đảo. * Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc lập dân tộc, có liên quan trực tiếp đến sự phồn vinh của đất nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dân.[2]
Frédéric Lasserre sưu-tầm một số bản-đồ. Có lẽ hai đường nằm phía ngoài cùng (bao trùm hải-phận hai Quần-đảo Hoàng-Sa Trường Sa), cho thấy Việt-Nam có một vùng hải-phận ĐQKT lớn nhất, lên tới 1 triệu km2(?).
Nếu UNCLOS được thi-hành nghiêm-chỉnh th́ vùng ĐQKT của TC rất nhỏ hẹp, chiếm chưa tới 1/7 của Biển Đông, bao quanh bởi Biển Đài-Loan (Bành-Hồ, Pratas) và biển Hoàng-Sa (VN). Tham-vọng của TC là muốn độc-quyền 3/4 Biển Đông (khoảng 5 lần lớn hơn).
Để Bảo-vệ và Khai-thác Biển, người Việt-Nam Phải Biết Thực sự Biển Rộng Tới Đâu Tuy tự gọi là "quốc gia biển" nhưng kinh tế biển Việt-Nam lại chiếm một tỷ trọng khiêm tốn trong GDP (Gross Domestic Product). Kinh tế biển mạnh mẽ không những chỉ có ư nghĩa về mặt kinh tế mà c̣n phải là sự khẳng định về chủ quyền của quốc-gia chúng ta trên biển nữa. Muốn thế, người Việt-Nam phải biết biển rộng tới đâu để bảo-vệ và khai-thác nó. Công-việc vẽ bản-đồ Đất Nước (gồm cả hải-phận) là bổn-phận của chính-quyền. Ngay khi vào học lớp Vỡ ḷng hay Đồng Ấu gần trăm năm trước, học tṛ Việt-Nam nào cũng thấy tấm bản-đồ nước ta trên vách tường. Ranh giới "Đất" như vậy đă có sự xác-định từ lâu, c̣n ranh-giới "Nước" cho đến hôm nay vẫn chưa ai nh́n thấy tấm bản-đồ nào! Mọi tài-liệu về địa-lư, chính-trị, giáo-dục trong nước Việt-nam đều đă xác quyết vùng hải-phận Việt-nam rộng lớn tới 1 triệu km2, tức gấp 3 lần diện tích đất liền. "Nhà Nước đă và đang cố-gắng vẽ địa đồ chữ "S nhỏ 329,560km2" cho thêm chính-xác. Bản-đồ chữ "S lớn 1,329,560 km2" và bản-đồ hải-phận Việt-Nam 1,000,000 km2 tức (gấp 3 diện tích đất liền, hay gấp 100 lần vùng biển đă mất ở Vịnh Bắc-Việt cho Trung-Cộng - TC) cũng phải vẽ và cho nhân-dân biết để cùng nhau bảo-toàn Đất Nước mà Tổ Tiên Việt-Nam để lại Hiện nay, tổng-số diện-tích biển "lư-thuyết" gồm vùng nội thủy, lănh hải[3], vùng đặc-quyền kinh-tế XE "Đặc-quyền kinh-tế" (ĐQKT) và thềm lục-địa XE "Thềm lục-địa" Việt-Nam không c̣n được 1 triệu km2 v́ nỗ-lực bá-quyền Trung-Cộng áp đặt lên Đông-Nam-Á. Bài viết này tŕnh-bày một số giả-thuyết ước lượng diện-tích biển với những con số có thể rất ảm-đạm cho Việt-Nam, nhất là khi Nhà cầm-quyền Việt-Nam cúi đầu chấp nhận thương-thảo song-phương với Trung-Cộng.
Lưỡi ḅ Trung Cộng Đường lưỡi ḅ hay đường chữ U (hay Lưỡi Rồng) là đường yêu sách chủ-quyền biển của Trung-Hoa xuất-hiện lần đầu tiên vào tháng 12 năm 1947 trong bản đồ riêng của Bai Meichu. Năm 1948, Bộ Nội Vụ Trung Hoa Dân Quốc ấn hành một bản đồ với những đoạn đứt khúc dựa theo đường liên-tục của Bai Meichu; có 11 đoạn, bao trùm xung quanh các nhóm quần đảo, băi ngầm lớn trên biển Đông như các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Pratas (Trung Hoa gọi là Tây Sa, Nam Sa và Đông Sa), băi ngầm Macclesfield (Trung Hoa gọi là Trung Sa) và băi cạn Scarborough (Trung Hoa gọi là Hoàng Nham). Các đường này được vẽ tùy tiện và không có tọa độ xác định chính xác. Năm 1949, nước Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa ra đời, chính quyền Bắc Kinh cũng nối tiếp chính quyền trước đó trong việc xuất bản bản đồ có "đường lưỡi ḅ", nhưng tới năm 1953, bản đồ có "đường lưỡi ḅ" do Bắc Kinh xuất bản chỉ c̣n 9 đoạn.[4] Theo ước-lượng, Hải-phận Đường lưỡi ḅ Chữ U của Trung-Hoa chiếm tới 75% Biển Đông, chỉ chừa lại chưa tới 1/4 cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, và Việt Nam. Trung Quốc quan niệm rằng vùng nước được con đường chữ U bao bọc được coi là “vùng nước lịch sử” theo chế độ nội thủy của Trung Quốc, theo đó tất cả các đảo, đá, băi ngầm, vùng nước nằm trong con đường đó đều thuộc chủ quyền của Trung Quốc. Nói cách khác, Trung Quốc coi Biển Đông chỉ là vùng ao hồ của Trung Quốc. Thế-giới đă lên tiếng mạnh mẽ phản-đối cả hai nước Quốc và Cộng Trung-Hoa . Không có luật-gia nào công-nhận lư lẽ “vùng nước lịch sử” của Trung-Cộng, trừ những người Trung-Hoa khư-khư ôm giữ cái vô lư của riêng ḿnh. Ông Termsak Chalermpalanupap, Phụ Tá Đặc Biệt của Tổng Thư kư ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) đă lên tiếng như sau: "Tôi không cho rằng Công Ước Của Liên Hợp Quốc Về Luật Biển UNCLOS 1982 (United Nations Convention of the Law of the Sea - LB/LHQ) công nhận lịch sử là cơ sở để tuyên bố chủ quyền". Giáo sư Peter Dutton thuộc Đại học Hải quân Hoa Kỳ cũng có quan điểm tương tự: "Về quyền tài phán đối với các vùng biển, lịch sử không liên quan ǵ cả, mà phải tuân theo UNCLOS." Giáo sư Dutton đă nhấn mạnh rằng việc dùng lịch sử để giải thích chủ quyền làm xói ṃn các quy tắc của UNCLOS. Giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Australia nói rằng việc học giả Trung Quốc sử dụng "di sản lịch sử" để giải thích về tuyên bố chủ quyền một lần nữa bộc lộ việc thiếu cơ sở pháp lư theo luật quốc tế trong tuyên bố chủ quyền này.
Hải-phận Đường Lưỡi Ḅ Chữ U của Trung-Hoa chiếm gần hết Biển Đông Nam Á.
Vạch đường chữ U là chuyện “mua dây buộc ḿnh”; 10 năm ngoại giao châu Á bị hủy trong một ngày Tạp chí Khai Phóng (Hongkong) số tháng 7/2011 đăng bài của nhà b́nh luận chính trị Trần Phá Không cho rằng gần đây vấn đề tranh chấp chủ quyền Biển Đông thể hiện rơ xu hướng xấu đi. Trong vấn đề Biển Đông, bản thân Trung Quốc không có lập trường rơ ràng, tiền hậu bất nhất, gây tổn hại nghiêm trọng tới uy tín quốc tế của Trung Quốc. Thời Đặng Tiểu B́nh, lập trường của Trung Quốc về Biển Đông là “gác tranh chấp, cùng khai thác”. Tác giả viết rằng, tạm thời chưa nói tới sự đúng sai của các bên trong tranh chấp Biển Đông, câu hỏi đặt ra là liệu việc Trung Quốc vẽ đường phạm vi chủ quyền Biển Đông (đường chữ U) tới “cửa nhà” của các nước như Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei có hợp với t́nh h́nh khách quan hay không? Đối chiếu với các quy định bằng văn bản rơ ràng liên quan tới việc “các nước có vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lư” trong Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển mà Trung Quốc kư từ năm 1982, Trung Quốc càng khó có thể bào chữa cho kiểu hoạch định này của ḿnh. Trên thực tế, từ việc tự vạch đường chữ U cho tới cách nói về “lợi ích cốt lơi” đều là chuyện “mua dây buộc ḿnh” của Trung Quốc. [5]
Nh́n Bản-đồ Biển Đông Mới Thấy Chuyện Thực-tế Lư-luận trên giấy nhiều quá, quên không quan-sát bản-đồ; chúng ta có thể sẽ nhận-thức thiếu sót hay sai lạc về t́nh-trạng Biển Đông. Có người nói Việt-Nam đ̣i chủ-quyền toàn-thể biển Trường-Sa. Có người e ngại Phi-Luật-Tân tranh-chấp chủ-quyền hải-phận với Việt-Nam. Khi nh́n bản-đồ, chúng ta thực-sự không thấy như vậy: Khi viết trên giấy trắng mực đen là Việt Nam đ̣i chủ quyền trên toàn-thể quần đảo Trường Sa, hiển nhiên ta làm Việt Nam bị mang một h́nh-ảnh rất xấu v́ tham vọng quá đáng, không khác ǵ Trung-Cộng. Việt-Nam sẽ không nhận được bất kỳ một sự ủng hộ nào của thế-giới luật-pháp UNCLOS. Trong quá-khứ, Việt-Nam chưa bao giờ dám nhận những đảo sát bờ Phi-Luật-Tân là của ḿnh. Bản-đồ Trường Sa của Việt-Nam nói chung, qua cả ṿng đai những vị-trí đóng quân trú-pḥng chỉ chiếm một tỷ-lệ rất khiêm-tốn trong khu biển Nam-Sa của Trung-Cộng. Với các đảo hiện đang là những điểm nóng bỏng giữa sự cọ-xát nảy lửa giữa Trung-Cộng và Phi-Luật-Tân: Mischief Reef, Half Moon, Sabina Shoal, Jackson Bank, Reed Bank... và hàng chục đá ngầm khác của Phi, không một chút dính-dáng ǵ tới Việt-Nam. Việt-Nam và Phi-Luật-Tân cách nhau một khoảng biển rất xa, đ được trên dưới 650 hải-lư. Dù hai quốc-gia này có tuyên-bố ranh-giới biển 200 hải-lư hay rộng hơn theo Luật Biển UNCLOS bằng cách cho thềm lục-địa nối dài nào đi nữa, biển hai nước này cũng không thể nào có khu-vực chồng-lấn. Cho dù lư-luận "tham-lam" về các đảo san-hô trơ-trọi sở-hữu hơn 12 hải-lư (cho tới tối-đa 200 hải-lư đi!) đặc-quyền kinh-tế th́ sự tranh-chấp Việt-Phi chỉ nhẹ-nhàng không gây xung-đột đáng kể nào. Nếu xem các Hải-đồ do Hà-Nội vẽ để nộp LHQ ngày 6 và 7 tháng 5-2009 (mạng http://www.un.org), chúng ta sẽ thấy khuynh-hướng đương-nhiên là các vùng biển Hoàng-Sa và Trường-Sa sẽ nhỏ lại vô cùng: - 3/4 biển Hoàng-Sa nằm trong hải-phận Trung-Cộng (hải-đồ ghi VN chỉ c̣n có một đảo độc-nhất là Tri-Tôn trong nhóm 30 đảo). http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/submission_vnm_37_2009.htm - 4/5 biển Trường-Sa không c̣n nằm trong hải-phận Việt-Nam. Hầu hết vùng biển này thuộc về Malaysia & Phi-Luật-Tân & một phần hải-phận quốc-tế. (hải-đồ ghi VN chỉ c̣n đảo Trường-Sa lớn & 2 đảo ch́m -xây với hải-đăng độc-lập- là Đá Tây và Đá Lát trong tổng-số khoảng 200 đảo nổi & ch́m). http://www.un.org/Depts/los/clcs_new/submissions_files/mysvnm33_09/mys_vnm2009excutivesummary.pdf - CHXHCN Việt-Nam đă công-khai vẽ hải-đồ, nộp chính-thức cho LHQ. Từ nay VN căi ǵ ngược lại về hải -phận cũng không được. 1 triệu km2 hải-phận không c̣n nguyên-vẹn, đă thực-tế bị cắt-giảm. Chỉ khi nh́n vào các bản-đồ hải-phận ta mới nhận ra rằng các nước Đông-Nam-Á ngày nay đă cố-gắng dàn xếp với nhau và đang h́nh-thành được những đường ranh-giới biển một cách hoà-đồng không có tranh-chấp ǵ lớn. Cộng-đồng quanh Biển Đông-Nam-Á đáng lẽ đă từ lâu phải là một khối đoàn-kết vững-mạnh trước hiểm-hoạ ngoại-xâm từ ngoài đi vào như Trung-Cộng. Thế nhưng v́ sợ-hăi Trung-Cộng hù-doạ quá đáng mà có nước đi ăn mảnh "thương-thảo song-phương"[6] . Cũng chỉ khi quan-sát bản-đồ, chúng ta mới thấy cách diễn-dịch lư-luận của Trung-Cộng rất hiểm-độc. Trung-Cộng âm-mưu loại Việt-Nam khỏi vị-trí chiến-lược toàn-cầu, cắt biển Việt-Nam bằng cái lưỡi ḅ bao-trùm hải-lộ quốc-tế. Gần đây, ta lại thấy một cái hải-đồ úp mở trên mạng điện-toán, tạm gọi "lưỡi ḅ nới lỏng " cũng một lần nữa cắt sao cho hải-lộ quốc-tế này không có được một khúc nhỏ nhoi nào đi ngang qua biển Việt-Nam. Hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi chủ thuyết “vùng biển lịch sử” để xác định vùng nằm trong khu vực “đường lưỡi ḅ” là một phần lănh thổ của Trung Quốc. V́ chủ thuyết này đang bị phản ứng mạnh mẽ, Trung Quốc tạm thời có thể quay trở lại chủ trương Hoàng Sa và Trường Sa là của Trung Quốc theo lịch sử để đ̣i vùng đặc-quyền kinh-tế cho 2 quần-đảo đó. Tuy giả-thuyết này có thể gọi tạm là lún nhưng dù có "nới lỏng" xuống thế nào th́ hải-lộ quốc-tế có lẽ vẫn phải thuộc Tàu và ngoài tầm tay Việt-Nam mới được.
Âm-mưu Trung-Cộng: Hải-lộ Quốc-tế vẫn phải thuộc Tàu và ngoài tầm tay Việt-Nam mới được.
Bản-đồ các lô dầu khí VN cung-cấp thông-tin khai-thác tài-nguyên dưới lóng biển, cũng c̣n cho chúng ta biết diễn-tiến gay go nhất trên biển như Việt-Nam hoạt-động ǵ trên vùng 200 hải-lư đặc-quyền kinh-tế? công-ty đấu thầu có dám đầu tư khai thác trong những vùng biển nhậy cảm nào không? Mỹ, Anh, Pháp đang tính-toán ǵ cho quyền-lợi của họ v.v... Nếu chỉ đọc các bài viết, không xem bản-đồ; chúng ta có thể bị hoả-mù và nghĩ rằng Việt-Nam khai-thác dầu khí tại Trường-Sa. Thực-tế, chưa bao giờ và có lẽ khó mà có chuyện dầu khí Trường-Sa xảy ra được. Việt-Nam đă gặp nhiều cản-trở của Trung-Cộng không cho làm vậy, ngay tại khu-vực rất gần là biển Nam Côn-Sơn. Hà-Nội lại đă nộp bản-đồ cho LHQ thoả-thuận rằng vùng biển bao các đảo Trường-Sa VN thuộc về khu-vực Đặc-quyền Kinh-tế của Malaysia. Hải-phận Việt-Nam chỉ c̣n 12 hải-lư bao quanh các đảo, như vậy quá nhỏ để mang ra đấu thầu và khai-thác dầu khí.
Bản-đồ các lô dầu khí VN cung-cấp những thông-tin rất quan-trọng.
Không Thể Thụ-động Theo báo Manila Standard Today mới đây, Tổng thống Aquino đă khẳng định : « Liên quan đến vùng biển Tây Philippines (tên mà Philippines đặt cho Biển Đông), tại sao ta lại phải qua Trung Quốc để yêu cầu họ xác định xem quyền của chúng ta là ǵ ? Chúng ta phải ra trước một cơ chế quốc tế mà hầu như ai cũng là thành viên. Cơ chế đó là Liên Hiệp Quốc, đặc biệt là Ṭa án Quốc tế Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Từ trước đến nay, Hà-Nội thường bị coi là có chinh-sách rất thụ động với Bắc-Kinh. Những phản ứng của chính phủ Việt Nam đối với hành động của Trung Cộng đă bị nhiều chỉ trích là không đủ mạnh, nếu so với những phản ứng của Philippines. Một nhà ngoại giao ASEAN cho rằng chính sự năng động của Mỹ đă thúc đẩy Trung Quốc đối thoại với ASEAN về vấn đề Biển Đông. Trước mắt, việc đạt được thoả thuận về bản hướng dẫn thực thi DOC (Declaration on the Conduct) cho dù chỉ ở mức tối thiểu, cũng là một bước tiến. Phát biểu với báo chí sau cuộc gặp trưởng đoàn Trung Quốc tại Bali, Trợ lư Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á – Thái B́nh Dương nêu rơ Washington hoan nghênh và ủng hộ toàn bộ tiến tŕnh này. Có nguồn tin cho rằng Mỹ muốn một kế hoạch ngoại giao pḥng ngừa để tạo ra khuôn khổ pḥng ngừa xung đột thông qua tại hội nghị ARF lần này và Mỹ sẽ tăng cường can dự vào vấn đề Biển Đông trên cơ sở kế hoạch đó. DOC vốn dĩ chỉ có sức ràng buộc ước lệ và chưa hề luật hóa. Điều quan trọng sắp tới là triển khai xây dựng cho được bộ quy tắc ứng xử COC (Code of Conduct) trên biển Đông, mang tính pháp lư ràng buộc hơn. Tại hội nghị ngoại giao cấp cao vừa qua tại Bali, Indonesia, các bên đă thống nhất cố gắng xây dựng bộ quy tắc này vào 2012, nhân kỷ niệm 10 năm đưa ra tuyên bố DOC. Nội hàm của nó là do những bên có liên quan đưa ra ư tưởng, nội dung, phạm vi xây dựng. Quan trọng nhất là duy tŕ ḥa b́nh ổn định trong khu vực biển Đông. Vấn đề giải quyết tranh chấp th́ phải dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật Biển năm 1982 của Liên hiệp quốc (UNCLOS).
Căn-bản của UNCLOS là các quốc-gia duyên-hải như VN phải được sơ-hữu tối-thiều 200 hải-lư ĐQKT.
Sáng-suốt và Kiên-tŕ Để Tránh Bị "Ăn Hơn" Trong một bài viết trên mạng điện-tử ngày 15-6-2011: "Quân đội Việt nam cần đọc gấp bài này", Cựu Đại-Sứ lâu năm tại Trung-Cộng, Thiếu-Tướng Nguyễn-Trong-Vĩnh cho chúng ta biết : Trung Quốc trong đàm phán bao giờ cũng ăn hơn. Cuộc đấu tranh của các nước ASEAN (Association of Southeast Asian Nations) trong đó có Việt Nam với Trung Quốc để bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ḿnh là cuộc đấu tranh lâu dài, tất yếu rồi cũng có đàm phán, đàm phán cũng lâu dài, không dễ dàng. Chúng ta phải kiên tŕ. Tôi có kinh nghiệm là trong đàm phán, Trung Quốc bao giờ cũng ngoan cố giữ quan điểm của ḿnh, không nhượng bộ. Cuộc đàm phán phân định biên giới trên bộ bắt đầu từ năm 1974, 1975. Khi tôi c̣n làm Đại sứ tại Bắc Kinh măi đến năm 2000 hai bên kư hiệp định, chúng ta c̣n mất nhiều phần đất, mất cao điểm 1509 trong huyện Vỵ Xuyên, Hà Giang, ½ thác Bản Giốc, hơn 100m từ Hữu Nghị quan xuống Tân Thanh, cộng lại mất bằng cả một tỉnh Thái B́nh. Trung Quốc bao giờ cũng t́m cách ăn hơn. Chúng ta cần cảnh giác![7]
Cần Minh-bạch và Phải có những Nguyên-tắc Bất Di Bất Dịch về Chủ-quyền Quốc-gia Ông Đinh Kim Phúc, một chuyên-gia nghiên-cứu Biển Đông phát-biểu: Tôi nghĩ rằng trong vấn đề bang giao quốc tế, trong tất cả các hiệp ước, trong tất cả các cuộc đàm phán th́ dĩ nhiên nó có những nhân nhượng, có những trao đổi, nhưng mà những nguyên tắc bất di bất dịch về chủ quyền quốc gia th́ tôi nghĩ không có ǵ bí mật. Nếu như chính phủ không minh bạch trong vấn đề đàm phán với nước ngoài về vấn đề biên giới, vấn đề lănh thổ th́ sẽ tạo ra một sự nghi ngại ở trong quần chúng nhân dân, và sự nghi ngại đó sẽ rất nguy hiểm v́ người ta sẽ không c̣n tin tưởng vào quyết tâm bảo vệ tổ quốc của nhà nước. Các nước chung quanh chúng ta th́ họ đều có thông qua luật lănh hải để xác định chủ quyền ở trên biển, nhưng mà Việt Nam v́ những lư do ǵ đó mà tôi không được biết, nhưng đến ngày hôm nay th́ luật biển chưa thông qua, trong khi Trung Quốc năm 1992 họ đă thông qua luật biển, họ xác định rất rơ, và đường lưỡi ḅ của Trung Quốc th́ hiện nay cả thế giới biết rằng đó là cái đường lưỡi ḅ phi lư, vi phạm luật pháp quốc tế, một cái đường rất là ngang ngược. C̣n về Việt Nam, chủ quyền trên Biển Đông đến mức độ nào, chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa th́ vấn đề Việt Nam đă có rất nhiều bằng chứng về cả lịch sử, về cả pháp lư để mà khẳng định, tuy nhiên, một vấn đề mà tôi đă từng nói, nếu như bước vào ṿng đàm phán mà nếu Hoàng Sa - Trường Sa không phải là của Việt Nam mà là của ai đó, hoặc chúng ta c̣n hồ nghi về chủ quyền của ta trên hai quần đảo đó, th́ bước vào đàm phán chúng ta nói ǵ với đối phương?[8]
Chiến-lược 3C và Công-thức 4K của Giáp Văn Dương Ông Giáp Văn Dương góp ư-kiến về Biển Đông: Đường tới Công lư , Nguồn: Tuần Việt Nam Mục đích cao nhất của quá tŕnh đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông là đạt được Công lư. Đây là quá tŕnh gian nan vất vả, v́ kẻ mạnh luôn có xu hướng áp đặt, chèn ép và từ chối Công lư. Nhưng lịch sử đă chứng minh, Công lư hoàn toàn có thể đạt được, nếu có ḷng quả cảm và chiến lược đấu tranh đúng. Gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu về tranh chấp Biển Đông đă đưa ra chiến lược 3C: Công khai – Công luận – Công pháp, và cho rằng: Nếu chúng ta triển khai tốt chiến lược 3C này th́ không chỉ giúp Việt Nam mà tất cả các nước đều được hỗ trợ trên con đường đấu tranh cho công lư. Trên thực tế, chiến lược 3C đă hoạt động tương đối hiệu quả. Bên cạnh chiến lược 3C như đă nêu, trong quá tŕnh hoàn thiện chiến lược đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo, công thức 4K: Kiên định – Kiên quyết – Kiên cường – Kiên tŕ và nguyên tắc 4T: Thực tiễn – Thực dụng – Thực thi – Thực lực đă lần lượt ra đời. Ông Dương kết-luận: Chỉ c̣n chờ người dấn bước.
Bản-đồ trong Tranh chấp Biển Đông Tranh chấp về biển Đông sẽ kéo dài, có thể qua vài thế-hệ. Việt-Nam cần bỏ nhiều công-sức và tiền-bạc để nghiên cứu kỹ-lưỡng và sâu sắc về Biển Đông để đảm bảo cho chúng ta biết được vị trí chính-đáng của ḿnh. Giả-thuyết rằng v́ tranh căi lư lẽ, các bên liên-hệ Trung-Cộng/Việt-Nam/ASEAN và có thể nhiều quốc-gia khác trên thế-giới sẽ phải đi qua nhiều cuộc đàm phán ngoại giao, song-phương hay đa-phương. Cuối cùng khi đàm phán thất-bại, có chiến-tranh hay may-mắn không có chiến-tranh, rồi th́ sẽ phải đưa ra toà án quốc-tế. Phán quyết cuối cùng sẽ có giá trị ràng buộc đối với tất cả các bên liên quan. Trong tiến-tŕnh phức-tạp để đi tới sự hoà-b́nh trên biển, riêng giai-đoạn đàm phán cũng sẽ lâu dài và khó-khăn. Trong đó, công-việc làm trên những bản-đồ chi-tiết không phải là chuyện dễ dàng. Cuối cùng ai cũng mong mỏi nh́n thấy tấm bản-đồ chung-quyết được các quốc-gia liên-hệ phê-chuẩn và cam-kết tôn-trọng lâu dài.
Có lẽ lư-tưởng nhất cho VN là được hưởng toàn-thể vùng ĐQKT 200 hải-lư phía Nam của Trung-Tuyến Việt-Trung + vùng tam-giác ngược TLĐ kéo dài + 12 hải-lư lănh-hải bao quanh một số đảo Trường-Sa và Hoàng-Sa. Tổng-số diện-tích khoảng 750,000 km2.
Đề-nghị Vài Bản-đồ Dự-án Giúp Hoà-b́nh trên Biển Đông-Nam-Á Nhiều học-giả Việt-Nam trước đây đă từng nói là "chính-quyền nên đem ngay vấn-đề Hoàng-Sa XE "Hoàng-Sa" Trường-Sa vào trong chương-tŕnh giáo-dục học-đường, hành-chánh và quân-sự"[9] Điều đề-nghị hợp-lư này đă được đưa ra từ trước, xem ra chính-quyền lúc đó và cả chính-quyền ngày nay nữa cũng không mấy lưu-tâm. Người Việt-Nam không muốn bị ngoại-bang bắt nạt, xâm-lấn. Dân ta chỉ tiến-bộ và nước ta chỉ phú-cường với một nền giáo-dục khai-phóng. Có lẽ v́ thiếu tài-liệu để đọc, không mấy người dân trong nước nắm vững được những diễn-biến quân-sự ngoài Hoàng-Sa XE "Hoàng-Sa" Trường-Sa. T́nh-trạng c̣n mất, hiểm-nguy ngoài Biển Đông nếu bị bưng bít, chỉ có hại cho tiền-đồ Tổ-Quốc mà thôi. Học-đường cần treo bản-đồ Hải-phận Việt-Nam. Nhân dịp này, cá-nhân chúng tôi xin mời người đọc cho phép giới-thiệu 2 dự-án, trong đó việc nghiên-cứu và thực-hiện cần vẽ bản-đồ cũng như hoạ h́nh các loại:
- Hải-phận cho nước Lào Là thân-hữu của những quốc-gia kẹt trong nội-địa (land-locked countries), Việt-Nam có dịp hăn-hữu đấu-tranh quyền-lợi biển cho nước Lào. Không những dân-tộc hiền-hoà này cần có đường ra biển, họ c̣n phải có cơ-hội như chúng ta cùng hưởng quyền-lợi khai-thác biển, tài-sản chung của loài người theo đúng Công-pháp Quốc-tế. Hàng chục ngàn km2 biển sẽ được LHQ và cộng-đồng thế-giới theo đúng UNCLOS, ban phát cho quốc gia này. Việt-Nam hiện đă giúp nước láng giềng này được sử-dụng cảng biển của ta. Đường giao-thông Lào-Việt rất gần-gũi và tiện-lợi. Uy tín của Việt-Nam trên trường Quốc-tế v́ sự trợ-giúp nước Lào có thể gia-tăng. Đồng thời mănh-lực tranh-đấu cho chính chủ-quyền của Biển Việt-Nam cũng sẽ mạnh-mẽ thêm nữa.
Đường giao-thông Lào-Việt rất gần-gũi và tiện-lợi. Nước Lào có thể hưởng hàng chục ngàn km2 biển.
- Dự-án Song-Tử & Hoà-B́nh trên Biển Đông Các đảo Song-Tử Đông & Song-Tử Tây hiện đang nằm ngoài ranh-giói của cả hai quốc-Gia Việt-Phi. 2 đảo Song-Tử này rất có giá-trị về vị-trí chiến-lược trong việc kiểm-soát hải-lộ Quốc-Tế Biển Đông-Nam-Á. Ngoài ra nếu gặp thời-cơ, vùng biển đảo mỹ-miều này cũng mang một khả-năng lớn trở thành một Dự-Án Hoà-B́nh. Theo sự gợi ư của TS Lê Hồng Nhật : Chúng ta có thể cho thuê (lease) dài hạn, ví dụ là 100 năm, các vùng biển đảo thuộc chủ quyền của Việt Nam cho các quốc gia như Nga, Mỹ, Nhật, nhằm khai thác dầu thô hoặc đánh bắt cá.[10] Các khoản thuế (tax) hoặc lợi tức (rent) từ việc cho thuê quyền khai thác tài nguyên mang tính loại trừ này chính là biểu hiện cụ thể về kinh tế của chủ quyền không thể bị xâm phạm của Việt Nam. Khi mà các dạng thuế, lợi tức được ghi nhận và quyền sở hữu của các quốc gia hay công ty nước ngoài được đảm bảo theo công ước quốc tế, th́ tất yếu sẽ làm giảm các tranh chấp song phương, v́ khả năng bảo vệ chủ quyền được tăng lên. Một khía cạnh nữa là việc phối hợp khai thác và bảo vệ tài nguyên không loại trừ: đường hàng hải chiến lược qua Biển Đông, với hơn 1/3 giá trị thương mại toàn cầu đi qua đó. Tiềm năng phát triển kinh tế và vị thế địa lư chiến lược của Việt Nam có thể tạo ra sự bổ trợ lẫn nhau, cho phép Việt Nam tham dự ngày càng nhiều hơn vào việc khai thác nguồn tài nguyên khổng lồ và ngày một tăng này. Việt Nam có thể cho thuê không cảng và hải cảng chiến lược, mà nó cho phép tăng tính an toàn và hiệu quả, hay giảm chi phí và rủi ro trong vận chuyển trên không và trên biển. Điều đó làm tăng sự đóng góp của Việt Nam vào giá trị thương mại của nguồn tài nguyên không loại trừ - đường vận chuyển quốc tế dọc theo Biển Đông. Ở đây có sự ghép nối giữa lợi ích thương mại và bảo đảm an ninh đa phương, mà các bên liên quan đều hưởng lợi. V́ vậy, giá trị của sự phối hợp là rất lớn. Từ các điểm nút chiến lược ven biển, sự bùng nổ về giao dịch, vận chuyển quốc tế sẽ cho phép các ḍng vốn, công nghệ, và các phương thức tổ chức hiệu quả lan truyền vào Việt Nam. Các nguồn lực này sẽ tạo nên sự tăng trưởng dựa trên hiệu quả hay vốn tri thức, kéo theo sự hoà nhập mạnh của Việt Nam vào chuỗi thương mại toàn cầu. Nói rơ hơn, việc khai thác lợi thế về thông thương và tăng cường giao dịch quốc tế chính là làm tăng giá trị kinh tế của chủ quyền và sức mạnh bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.[11]
Dự-án Song-Tử & Hoà-B́nh trên Biển Đông. Vũ-Hữu-San Bài viết này trích đoạn từ một bài viết dài hơn với hàng trăm tấm bản-đồ và h́nh vẽ hoà trộn với nhau. Tác-giả xin mời độc giả vào xem trang mạng "www.biendong.tk" của chúng tôi. Xin chân-thành cảm tạ Quư-Vị trước. [1] Biển Đông là một biển nửa kín, có diện tích khoảng 3,5 triệu km vuông. Ngoài Việt Nam, Biển Đông (nay được gọi là Biển Đông-Nam-Á) được bao bọc bởi 8 nước khác là Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Brunei, Malaysia, Singapore, Thái Lan và Campuchia. [2] Trích từ trang mạng http://www.dangcongsan.vn. [3] Tổng-số diện tích vùng nội thủy và lănh hải của Việt Nam vào khoảng 226,000km2. Có tài-liệu trong nước ghi :Việt Nam có diện tích hơn 4,200 km² biển nội thuỷ (?!) Số 4,200 km² này có lẽ là diện tích sông hồ trong nội-địa chăng? [4] Theo Thạc-Sĩ Hoàng Việt, Quỹ Nghiên cứu Biển Đông: "Yêu sách của Trung Quốc về chủ quyền lịch sử và quyền đối với hầu hết Biển Đông và/hoặc đối với đáy biển và ḷng đất của nó là trái với sự phát triển toàn diện của luật biển quốc tế hiện đại và không thể coi là một vấn đề pháp luật nghiêm chỉnh." [5] Nguồn www.toquoc.gov.vn/ [6] Một điện tín ngoại giao mới đây, được tiết lộ trên trang Wikileaks cho biết cựu Thủ tướng Lư Quang Diệu của Singapore đă từng nói rằng khối ASEAN lẽ ra không nên nhận Việt Nam (VN) là một thành viên. Lư do: các nước trong khối ASEAN đều quan niệm là "tất cả v́ một, một v́ tất cả", nhưng VN th́ chỉ có nhận cụm từ đầu, tức là "tất cả v́ một ḿnh" mà ḿnh th́ không v́ tất cả. VN dạo này đâu dám nói chữ Đa Phương mà âm thầm lặng lẽ giải quyết song phương với kẻ thù. [7] Tác giả Nguyễn-Trong-Vĩnh gửi trực tiếp cho BVN, 15-6-2011. Nguồn : BauxiteVN, [8] http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/dinh-kim-phuc-letter-on-east-sea-mlam-08142011150230.html [9] Nguyễn-Nhă, Đặc-san Sử-Địa số 29, 1975, trang 9. [10] Riêng trong dự-án SongTử này, Người viết xin đề-nghị một khẩu-hiệu "Song-Tử trong Dự-Án Quốc-Tế-Hoá v́ mục-đích Hoà-B́nh cho Biển Đông" [11] Bài viết "VN trong cuộc chơi nóng lạnh của TQ ở Biển Đông" http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-05-vn-trong-cuo-c-choi-no-ng-la-nh-cu-a-tq-o-bie-n-dong
|