|
HƯỚNG VỀ ĐẤT NƯỚC NHÂN NGÀY QUỐC HẬN Nguyễn Bá Cẩn Từ 6 tháng nay, vấn đề Hoàng Sa/Trường Sa trở nên nóng bỏng v́ rất nhiều lư do. Trước hết, v́ Trung Cộng ngày càng hung hăng, khiêu khích ngay cả Hoa Kỳ trên Biển Đông, v́ Trung Cộng sau khi đă chiếm trọn Hoàng sa và một phần Trường Sa rồi vẫn chưa thỏa măn, đang t́m đủ mọi cách để xâm lấn thêm nữa đến độ vẽ lại bản đồ dành hơn 80% Biển Đông thuộc về lănh hải Trung Cộng, cố t́nh lầm lẫn lănh hải và thềm lục địa theo định nghĩa của Luật Biển và các công ước quốc tế về Thềm Lục Địa. Mục tiêu xâm lấn của Trung Cộng không chỉ là quyền lợi kinh tế mà c̣n là chiến lược biến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thành hai hệ thống tiền đồn giúp Trung Cộng chế ngự toàn diện Biển Đông, có thể khống chế hải tŕnh tiếp tế hai chiều giữa Đông và Tây, cùng lúc tranh giành ưu thế kiểm soát Thái B́nh Dương lâu nay của Hoa Kỳ. Vấn đề càng trở nên bức xúc cho người Việt trong nước lẫn ngoài nước trước những nhượng bộ của nhà cầm quyền cộng sản dâng đất dâng biển cho quan thầy Trung Cộng và gần đây lại nhượng thêm đất Cao Nguyên dưới danh nghĩa trá h́nh khai thác bô xít, với những điều kiện c̣n tệ hại hơn quy chế các tô giới dọc theo bờ biển mà triều đ́nh Nhà Thanh phải nuốt hận dâng hiến cho các cường quốc Tây phương hồi cuối thế kỷ 19. Vấn đề càng trở nên khó hiểu và phức tạp v́ cùng lúc với bối cảnh bất măn và lo sợ mất nước đến nơi của người Việt, lại có thêm môt quy định của Liên Hiệp Quốc cho phép các nước ven biển trên thế giới lập hồ sơ xin được cấp thềm lục địa phía ngoài đặc khu kinh tế tới mức tối đa 350 hải lư kể từ đường cơ sở của quốc gia liên hệ. Càng đi sâu vào chi tiết của vấn đề lại càng thấy khó hiểu và thúc bách v́ lư do hạn định đệ nạp hồ sơ cho Liên Hiệp Quốc sẽ chấm dứt vào ngày 13 tháng 5 d.l. năm 2009, thế mà cho tới nay vẫn chưa thấy Việt Nam Cộng Sản và Trung Hoa Cộng sản đệ nạp hồ sơ trong lúc các nước khác như Nam Dương và Phi Luật Tân đă ban hành luật pháp của họ cùng đệ nạp hồ sơ dành thềm lục địa cho nước ḿnh. Tự nhiên dư luận trong đồng bào thắc mắc lo ngại biết đâu hai nước cộng sản “sông liền sông, núi liền núi” này đă có quyết định song phương bí mật buôn bán đất đai và biển cả cho nhau rồi, mà kẽ thiệt tḥi dứt khoát sẽ là Việt Nam. Chính người dân trong nước c̣n không biết v́ vấn đề đất đai và biển cả là điều cấm kỵ trong nước, thậm chí nhà văn hay nhà báo nào viết lách đề cập đến th́ bị chính quyền ác ôn côn đồ bắt bỏ tù ngay. C̣n người thường dân ở hải ngoại th́ không được cung cấp tin tức đầy đủ và chính xác. Tại hải ngoại, có rất nhiều bài viết, b́nh luận, biên khảo, và các buổi sinh hoạt của cộng đồng nhưng đồng bào không được hướng dẫn cho biết hai vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa và Thềm Lục Địa tuy có liên hệ nhau nhưng không được cùng giải quyết trong khuôn khổ Luật Biển dành cho các nước ven biển đệ nạp hồ sơ về Thềm Lục Địa. Thềm Lục Địa được giải quyết riêng rẽ, căn cứ vào quyết định của Ủy Ban Định Giới Thềm Lục Địa của Liên Hiệp Quốc (Commission on the Limits of the Continental Shelf). Quyết định của Ủy Ban có thể là chấp nhận hồ sơ hoặc khuyến cáo nước liên hệ sữa đổi hồ sơ lại cho đúng với các tiêu chuẩn do luật định. Tuy nhiên Ủy Ban chỉ chấp nhận hồ sơ nếu không có tranh chấp giữa các nước, hoặc có tranh chấp nhưng đă hoặc hứa sẽ dàn xếp ổn thỏa. Bằng không th́ hai hay nhiều quốc gia tranh chấp sẽ t́m cách thương lượng, nếu thất bại th́ sẽ nhờ đến các cơ quan trọng tài hay ṭa án do luật định. C̣n vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa tuy cũng được giải quyết trên căn bản qua các giai đoạn thương thảo, trọng tài và ṭa án nhưng bởi những cơ quan và thủ tục khác, chứ không do luật định về Thềm Lục Địa. Trong bối cảnh phức tạp và bức rứt trên đây, rất nhiều người ở hải ngoại ra công t́m hiểu cùng đặt câu hỏi “giải pháp nào có thể giúp phía quốc gia thành lập hồ sơ cho kịp v́ nếu Cộng sản VN không lập th́ các nước khác ở Đông Nam Á kể cả Trung Cộng giành hết Biển Đông th́ sao”? Nhiều người tự trả lời là không ai làm ǵ được v́ phải có tư cách quốc gia mới được phép đệ nạp hồ sơ. Điều này đúng. Nhưng đây mới là trở ngại đầu tiên và thuộc loại ai cũng có thể trông thấy hoặc phỏng đoán được. Nhưng nếu hiểu luật trên căn bản tinh thần của những nhà làm luật th́ yếu tố tư cách quốc gia đặt ra ở đây tuy rất gay go nhưng cũng chưa hẳn là một trở ngại không thể vượt qua. Thật ra có nhiều trở ngại khó khăn hơn nhiều về phương diện khoa học và kỹ thuật. Trước nhất là những khó khăn thuộc loại chứng minh những đ̣i hỏi về thêm lục địa của một quốc gia có chính đáng và đúng theo tiêu chuẩn do luật định hay không? Nói rơ hơn là không phải nước nào muốn định thềm lục địa của ḿnh tùy sở thích và thỏa măn ḷng tham của ḿnh được. Mà phải căn cứ vào những tiêu chuẩn do LHQ đề ra trong Công Ước LHQ về Luật Biển. Ví dụ theo Điều 76 khoản 1, thềm lục địa được định nghĩa là toàn bộ đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển bên ngoài lănh hải của quốc gia đó là phần kéo dài tự nhiên của lănh thổ đất liền của quốc gia đó cho đến bờ ngoài của ŕa lục địa. Tuy nhiên khoản 2 Đ.76 lại giới hạn “ŕa lục địa không bao gồm các đáy của đại dương ở độ sâu lớn, với các dải núi đại dương của chúng, cũng không bao gồm ḷng đất dưới đáy của chúng”. Tùy theo đáy biển sâu hay cạn, sâu tới mức nào, ví dụ độ sâu 2000 hay 4000 thước mà Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển qui định khác nhau về thềm lục địa. Ví dụ, Đ.76 khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ i) quy định quốc gia ven biển xác định bờ ngoài của ŕa lục địa “bằng cách nối các điểm cố định tận cùng nào mà bề dày lớp đá trầm tích (sedimentary rock) ít nhất cũng bằng một phần trăm khoảng cách từ điểm được xét cho tới chân lục địa”, thường được gọi là “phương thức Gardiner”. Quốc gia ven biển cũng có thể dựa theo Đ.76 khoản 4/điểm a)/điểm nhỏ ii) để “nối các điểm cố định ở cách chân dốc lục địa nhiều nhất là 60 hải lư”, thường được gọi là “phương thức Hedberg”. Dù dựa vào phương thức nào, ŕa lục địa, tùy trường hợp, không được quá 350 hải lư kể từ đường cơ sở (tức là “ngấn nước triều thấp nhất dọc theo bờ biển, như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đă được quốc gia ven biển chính thức công nhận”) hoặc không thể quá 100 hải lư kể từ đường đẳng sâu 2500 thước là đường nối liền các điểm có chiều sâu 2500m, thường được gọi là “đường 2500 metre isobath”. Các điều kiện trên đây đ̣i hỏi chuyên viên quốc gia ven biển phải dùng hiểu biết cùng dụng cụ về khoa hải dương học để tính toán chính xác các tiêu chuẩn đ̣i hỏi trong Công Ước. Tùy tầm vóc cùng căn bản cấu trúc của đáy biển và ḷng biển mà mổi quốc gia ven biển cần huy động hàng chục chuyên viên với kỹ thuật và máy móc tinh vi để thiết lập hồ sơ của thềm lục địa nước ḿnh, với sự yểm trợ kỹ thuật và tài chính của Liên Hiệp Quốc đă được dự trù trong Công Ước. Muốn cho dể hiểu th́ cứ tưởng tượng nếu Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa của thời điểm trước 1975 của chúng ta cần lập hồ sơ này th́ phải huy động chuyên viên của các cơ quan như Nha Địa Dư và Hải Học Viện Nha Trang, Tổng Cục Dầu Hỏa, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, và nếu cần, kêu gọi sự đóng góp tài liệu của các hảng dầu thăm ḍ t́m dầu trên thềm lục địa Việt Nam và các công ty hàng hải trong nước hoặc ngoại quốc khai thác các hải tŕnh ngoài khơi Việt Nam là những nơi tích trử tài liệu và dữ kiện được cập nhật hóa rất quư giá về ḷng biển và đáy biển Việt Nam. Từng ấy sự kiện vừa nêu tất nhiên là những câu hỏi và thắc mắc của bất cứ ai hằng lưu tâm đến tiền đồ tổ quốc, đến toàn vẹn lănh thổ quốc gia, đến những tài nguyên khổng lồ về hải sản và khoáng sản của một nước có bờ biển dài hàng ngàn hải lư, góp phần nuôi sống hàng chục triệu nhân dân sinh sống ven biển cùng mang lại sự phồn thịnh chung cho đất nước. Câu hỏi được đặt ra trước nhất là Việt Nam Cộng sản sẽ lập hồ sơ đệ nạp Liên Hiệp Quốc hay không để kéo rộng thềm lục địa thêm 150 hải lư tiếp theo 200 hải lư thuộc Đặc Khu Kinh Tế (Exclusive Economic Zone) mà quốc gia ven biển nào cũng đương nhiên thụ đắc bởi quy định của Luật Biển? Câu hỏi thứ hai kế tiếp là nếu Cộng Sản Việt Nam sẽ đệ nạp hồ sơ th́ liệu VNCS có dám đương đầu với Trung Cộng giành thềm lục địa đúng mức để bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân hay không? Câu hỏi kế tiếp là nếu CSVN không đệ nạp th́ không những Trung Cộng mà các nước tranh chấp khác như Phi Luật Tân, Nam Dương, Mă Lai, Brunei, v.v… sẽ nuốt trững thềm lục địa của Việt Nam hay sao? Câu hỏi cuối cùng được nêu lên là liệu nếu CSVN không nạp hồ sơ th́ cơ quan nào của cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại có đủ điều kiện đệ nạp hồ sơ? Điều kiện đặt ra ở đây là có đầy đủ tư cách và điều kiện vật chất như phương tiện, khả năng để đáp ứng thỏa măn những đ̣i hỏi của Công Ước quốc tế về Thềm Lục Địa. Luận bàn về yếu tố tư cách, nhiều học giả Việt Nam hải ngoại đều cùng đồng quan điểm Luật Biển thuộc công pháp quốc tế nên chỉ liên hệ hoặc giao dịch với các chủ thể có tư cách quốc gia. Người viết bài nghĩ rằng nhận định trên đây có tính cách căn bản tổng quát mà chưa nhận định về chiều sâu. V́ nếu hiểu rơ tinh thần của những lănh tụ đại cường chủ trương xây dựng Liên Hiệp Quốc th́ sẽ phải nhận định thêm mục tiêu xây dựng cơ quan quyền lực tối cao này không chỉ là để điều ḥa nhịp nhàng các quốc gia thành viên để đạt mục tiêu ḥa hợp, hoà b́nh và thịnh vượng chung cho cộng đồng thế giới mà thôi. Sau khi thế chiến thứ 2 kết thúc với sự toàn thắng của tự do dân chủ đè bẹp độc tài phát xít, mục tiêu của việc thiết lập Liên Hiệp Quốc c̣n nhằm các lư tưởng cao thượng hơn như bảo đảm công lư, bảo vệ các nước nghèo yếu và bảo trợ các nhược tiểu đang bị chèn ép, thậm chí bảo trợ cả những “phong trào giải phóng” của một số dân tộc tranh đấu cho tự do và độc lập cho xứ sở của họ. Nếu hiểu tường tận như vậy th́ việc tranh đấu cho yếu tố tư cách để đệ nạp hố sơ chưa hẳn là một chướng ngại gây bế tắc và dẫn dắt đến hậu quả dự án không được tiếp nhận. Điều kiện “tư cách” tuy gay go nhưng chưa hẳn là một yếu tố phủ quyết. Tuy nhiên, nếu qua được cửa ải “chấp thuận tiếp nhận” (receivability) rồi th́ c̣n rất nhiều trở ngại to lớn hơn nữa về phương diện khoa học kỹ thuật trong thủ tục xét định hồ sơ thềm lục địa cho các nước ven biển. Thử tuởng tượng với hai bàn tay trắng ở hải ngoại mà xét định về địa lư cùng địa chất của tầng lớp thủy tra thạch của đáy biển và của ḷng đất dưới đáy biển Việt Nam cách xa hàng chục ngàn hải lư quả thật là một việc làm táo bạo. Hoặc xác định chính xác tọa độ kinh vỹ độ cho các điểm cố định tạo thành ŕa lục địa của Việt Nam dài hàng ngàn hải lư, cộng thêm điều kiện điểm cố định này không được cách xa điểm cố định kế cận quá 60 hải lư, quả thật là một việc khó có thể giao phó cho bất cứ ai trong cộng đồng hải ngoại của người Việt chúng ta. Biết được những trở ngại trên đây nên trong bức thư chúc Xuân đồng bào trong và ngoài nước nhân dịp Tết Nguyên Đán đầu năm 2009 vừa qua, người viết bài có cảnh báo đồng bào vể hiểm họa mất đất mất biển và kêu gọi đồng bào phối hợp t́m giải pháp sẳn sàng thay thế nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đệ nạp hồ sơ xét định thềm lục địa đúng hạn định chót là ngày 13 tháng 5 tới đây. Chỉ c̣n 3 tuần lễ nữa là hết hạn. Thế mà chỉ mới thấy Nam Dương và Phi Luật Tân đệ nạp hồ sơ. Và ngạc nhiên nhất là về phía Trung Cộng và Việt Cộng vẫn chưa thấy động tịnh ǵ. Hay là thêm một lần nữa, hai nước cộng sản “anh em” đă có mật ước giữa hai đảng rồi sao? Đệ nạp hồ sơ là để giành thềm lục địa tối đa 350 hải lư chiều rộng cho Việt Nam để cùng lúc khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền và lănh thổ Việt Nam, là giành đất giành biển đă bị Trung Hoa cướp đoạt, là để lưu hồ sơ khiếu tố lại cho các thế hệ mai sau tiếp tục đấu tranh cho toàn vẹn lănh thổ v́ đối với bá quyền Hán tặc công cuộc tranh đấu cho sự sống c̣n của dân tộc Việt là một công cuộc trường kỳ dai dẳng hàng ngàn năm trong lịch sử, trong hiện tại và tiếp tục trong tương lai. Chắc chắn Trung Cộng sẽ lợi dụng ưu thế thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An LHQ phá thối hồ sơ của hải ngoại là chuyện dĩ nhiên. C̣n Cộng sản Việt Nam có nghe theo lệnh quan thầy để tiếp tay đánh phá người quốc gia yêu nước hay không là chuyện c̣n hảy chờ xem. Người viết nghĩ rằng mọi nỗ lực của cá nhân hay tập thể nào từ hải ngoại này nhằm đệ nạp hồ sơ xét định thềm lục địa đều đáng được khuyến khích. Kết quả không có ǵ bảo đảm, và cũng biết trước là khó thành công theo ư nguyện và ḷng yêu nước thiết tha. Nhưng chắc chắn nỗ lực sẽ đạt được kết quả về phương diện khẳng định ư chí sắt đá của con dân Việt, noi gương anh dũng sáng chói của tiền nhân, quyết tâm không để lân bang chiếm tất đất tất biển nào của quốc tổ để lại cho chúng ta. 20/04/2009 Nguyễn Bá Cẩn cựu Chủ Tịch Hạ nghị viện Thủ Tướng Chính phủ VNCH
THƯ NGỎ CỦA
THỦ TƯỚNG VNCH NGUYỄN BÁ CẨN
Chưa bao giờ dư
luận đồng bào xôn xao lo ngại như trong mấy tháng gần đây tiếp theo những sự
nhượng đất nhượng biển cho Trung quốc. Bây giờ lại xảy ra những vụ nhượng quyền
khai thác bô xít tại Cao Nguyên với những điều kiện bất b́nh thường tương tự như
nhượng địa cho ngoại bang. Ngoài ra c̣n có việc thành lập hồ sơ đăng kư thềm lục
địa mà hạn định chót là ngày 13 tháng 5 năm 2009 để giúp các quốc gia ven biển
bảo về quyền lợi vô giá của đất nước ḿnh trên mặt biển cũng như trên toàn bộ
đáy biển và ḷng đất dưới đáy biển bên ngoài lănh hải quốc gia.
Hoa Kỳ:
|